* Chương trình đào tạo của Bộ môn Công tác xã hội

Danh mục các môn học do Bộ môn phụ trách

1. Đại cương về công tác xã hội (3TC – môn học bắt buộc, giảng dạy vào năm thứ 1 cho cử nhân công tác xã hội)

Môn học sẽ cung cấp kiến thức tổng quát về công tác xã hội chuyên nghiệp: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội; Một số lý thuyết ứng dụng trong công tác xã hội; Thực hành công tác xã hội là cơ sở tiếp cận, học tập, nghiên cứu các môn học chuyên ngành công tác xã hội khác (Công tác xã hội cá nhân – gia đình, công tác xã hội nhóm và phát triển cộng đồng…). Môn học này cũng cung cấp cho sinh viên các kiến thức về chính sách, luật pháp và định hướng phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam.

2. Công tác xã hội với cá nhân và gia đình (3TC – môn học bắt buộc, giảng dạy vào năm thứ 2 cho cử nhân công tác xã hội)

Môn học sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức tổng quan về công tác xã hội cá nhân và gia đình; một số lý thuyết ứng dụng trong công tác xã hội cá nhân và gia đình trong hỗ trợ đối tượng giải quyết vấn đề; kiến thức tiến trình công tác xã hội cá nhân và gia đình và kỹ năng, kỹ thuật sử dụng trong tiến trình công tác xã hội cá nhân và nhóm trợ giúp người bệnh, gia đình người bệnh và cán bộ y tế trong bệnh viện.

3. Thực hành công tác xã hội với cá nhân (4TC – môn học bắt buộc, giảng dạy vào năm thứ 2 cho cử nhân công tác xã hội)

Thực hành Công tác xã hội cá nhân được giảng dạy sau khi sinh viên đã hoàn thành môn học Công tác xã hội cá nhân. Quá trình thực hành được chia làm 3 giai đoạn với nhiệm vụ cụ thể: Phần đầu sinh viên được hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng và công cụ để thực hành tại các cơ sở (y tế); Phần thứ hai sinh viên trực tiếp vận dụng kiến thức, thực hành các kỹ năng của công tác xã hội cá nhân vào giải quyết khó khăn và nhu cầu tâm lý-xã hội của đối tượng (người bệnh hoặc người nhà người bệnh) theo một tiến trình 7 bước chuyên nghiệp tại các cơ sở (y tế); Phần cuối cùng, sinh viên trình bày kết quả thực hành tại đơn vị thực hành và hoàn thiện báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân dưới sự hướng dẫn, đánh giá của giảng viên và kiểm huấn viên.

4. Công tác xã hội với nhóm (2TC – môn học bắt buộc, giảng dạy vào năm thứ 2 cho cử nhân công tác xã hội)

Môn học sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác xã hội nhóm và các bước thực hiện trong tiến trình công tác xã hội nhóm. Từ đó, sinh viên có kỹ năng và kỹ thuật cần thiết để có thể hỗ trợ và can thiệp các buổi sinh hoạt nhóm cho người bệnh và người nhà người bệnh tại các cơ sở y tế.

5. Thực hành công tác xã hội với nhóm (4TC – môn học bắt buộc, giảng dạy vào năm thứ 3 cho cử nhân công tác xã hội)

Thực hành Công tác xã hội nhóm được giảng dạy sau khi sinh viên đã hoàn thành môn học Công tác xã hội nhóm. Quá trình thực hành được chia làm 3 giai đoạn với nhiệm vụ cụ thể: Phần đầu sinh viên được hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng và công cụ để thực hành tại cơ sở y tế; Phần thứ hai sinh viên trực tiếp vận dụng kiến thức, thực hành các kỹ năng của công tác xã hội nhóm vào giải quyết vấn đề của nhóm đối tượng (người bệnh hoặc người nhà người bệnh) theo một tiến trình 4 bước chuyên nghiệp tại cơ sở (y tế); Phần cuối cùng sinh viên trình bày kết quả thực hành tại đơn vị thực hành và hoàn thiện báo cáo thực hành công tác xã hội nhóm dưới sự hướng dẫn, đánh giá của giảng viên và kiểm huấn viên.

6. Phát triển cộng đồng (2 TC – môn học bắt buộc, giảng dạy vào năm thứ 3 cho cử nhân công tác xã hội)

Môn học này cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về phát triển cộng đồng và các bước thực hiện trong tiến trình phát triển cộng đồng. Từ đó, sinh viên có kỹ năng và kỹ thuật cần thiết trong các chương trình, dự án hỗ trợ cộng đồng có vấn đề.

7. Thực hành phát triển cộng đồng (4 TC – môn học bắt buộc, giảng dạy vào năm thứ 3 cho cử nhân công tác xã hội)

Thực hành phát triển cộng đồng được giảng dạy sau khi sinh viên đã hoàn thành môn học Phát triển cộng đồng. Quá trình thực hành được chia làm 3 giai đoạn với nhiệm vụ cụ thể mà sinh viên phải thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên: Phần đầu sinh viên được hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng, và công cụ phục vụ cho thực hành tại cộng đồng; Phần thứ hai sinh viên lựa chọn cộng đồng, đánh giá cộng đồng, họp dân, đánh giá vấn đề và lựa chọn vấn đề ưu tiên; triển khai các hoạt động phát triển cộng đồng, lượng giá và kế thúc hoạt động; Phần cuối cùng, sinh viên trình bày kết quả thực hành tại đơn vị thực hành và hoàn thiện báo cáo thực hành cộng đồng dưới sự hướng dẫn, đánh giá của giảng viên và kiểm huấn viên.

8. Tham vấn tâm lý (3TC – môn học bắt buộc, giảng dạy vào năm thứ 3 cho cử nhân công tác xã hội)

Môn học Tham vấn trong công tác xã hội nhằm cung cấp sinh viên kiến thức tổng quan về tham vấn; Một số đặc điểm chung tâm lý của người bệnh; Một số kỹ năng, kỹ thuật ứng dụng trong tham vấn tham vấn tâm lý và quy trình tham vấn tham vấn tâm lý. Môn học này sẽ cung cấp kiến thức kỹ năng chuyên nghành về tham vấn tâm lý giúp sinh viên ứng dụng thực hành nghề nghiệp công tác xã hội trong trợ giúp cá nhân, gia đình, nhóm trong bệnh viện và các cơ sở trợ giúp khác liên quan đến lĩnh vực công tác xã hội và tham vấn tâm lý.

9. Thực hành tham vấn tâm lý (3TC – môn học bắt buộc, giảng dạy vào năm thứ 4 cho cử nhân công tác xã hội)

Môn học thực hành Tham vấn tâm lý sẽ giúp sinh viên chuyên ngành công tác xã hội (CTXH) hình thành năng lực có khả năng trợ giúp đối tượng giải quyết các vấn đề tâm lý theo tiến trình tham vấn tâm lý. Thông qua việc ứng dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật, tiến trình tham vấn tâm lý đã được học trong môn tham vấn tâm lý (lý thuyết) để thực hành ca tham vấn tâm lý, trợ giúp đối tượng giải quyết các vấn đề tâm lý – xã hội tại tại Phòng công tác xã hội trong bệnh viện; Phòng tham vấn tâm lý thuộc các trung tâm, hoặc các Phòng tham vấn tâm lý học đường trong trường học (gọi chung là các cơ sở thực hành) và tham gia vào các hoạt động thường qui tại cơ sở thực hành để học hỏi và nâng cao kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.

10. Quản trị công tác xã hội (3TC – môn học bắt buộc, giảng dạy vào năm thứ 3 cho cử nhân công tác xã hội)

Môn học Quản trị công tác xã hội sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản trị công tác xã hội. Ngoài ra, sinh viên nắm được các vấn đề liên quan đến quản trị công tác xã hội ở cấp độ nhân viên và cấp độ tổ chức. Sinh viên sử dụng được một số kỹ năng cơ bản trong quản trị công tác xã hội.

11. Công tác xã hội trong bệnh viện (3 TC – môn học bắt buộc, giảng dạy vào năm thứ 3 cho cử nhân công tác xã hội)

Môn học Công tác xã hội trong bệnh viện sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về công tác xã hội trong bệnh viện, mô hình công tác xã hội trong bệnh viện. Từ đó, sinh viên áp dụng các phương pháp can thiệp, các kỹ năng và quy trình thực hành của công tác xã hội trong bệnh viện trong việc trợ giúp người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế tại bệnh viện.

 

12. Truyền thông trong công tác xã hội (2TC – môn học tự chọn, giảng dạy vào năm thứ 3 cho cử nhân công tác xã hội)

Môn học truyền thông trong công tác xã hội sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về truyền thông trong công tác xã hội; các phương pháp truyền thông và các nguyên tắc truyền thông trong công tác xã hội. Từ đó, sinh viên áp dụng tiến trình và một số kỹ năng của truyền thông trong công tác xã hội để giúp cá nhân, nhóm và cộng đồng tự giải quyết những vấn đề của cuộc sống.

13. Công tác xã hội với người nghiện ma túy, người bán dâm, người bị nhiễm HIV/AIDS (2TC – môn học tự chọn, giảng dạy vào năm thứ 3 cho cử nhân công tác xã hội)

Môn học Công tác xã hội với người nghiện ma túy, người bán dâm, người bị nhiễm HIV/AIDS sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về nghiện ma túy, mại dâm, HIV/AIDS. Từ đó, sinh viên áp dụng quy trình tư vấn, kỹ năng và kỹ thuật của công tác xã hội trong việc trợ giúp nhóm đối tượng đặc thù này.

 

14.  Công tác xã hội với trẻ có nhu cầu đặc biệt (2TC – môn học tự chọn, giảng dạy vào năm thứ 3 cho cử nhân công tác xã hội)

Môn học công tác xã hội với trẻ em có nhu cầu đặc biệt cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về trẻ em có nhu cầu đặc biệt, công tác xã hội với trẻ có nhu cầu đặc biệt; xác định các vấn đề thường gặp ở trẻ em có nhu cầu đặc biệt. Từ đó, sinh viên nắm được các phương pháp sàng lọc và sử dụng được một số kỹ năng, kỹ thuật tác nghiệp trong công tác xã hội với trẻ em có nhu cầu đặc biệt tại một cơ sở can thiệp (trung tâm chuyên biệt, phòng khám đa khoa...).

15. Công tác xã hội với người khuyết tật (2TC – môn học tự chọn, giảng dạy vào năm thứ 3 cho cử nhân công tác xã hội)

Môn học công tác xã hội với người khuyết tật cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về người khuyết tật, công tác xã hội với người khuyết tật; xác định các vấn đề thường gặp ở người khuyết tật; mô hình hỗ trợ và hệ thống pháp luật hệ thống luật pháp, các văn bản pháp lý dành cho người khuyết tật hiện nay tại Việt Nam. Ngoài ra, sinh viên còn được hướng dẫn và thực hành số kỹ năng tác nghiệp trong công tác xã hội với người khuyết tật trên lớp.

16. Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người nghèo và người dân tộc thiểu số (2TC – môn học tự chọn, giảng dạy vào năm thứ 4 cho cử nhân công tác xã hội)

Môn học trang bị sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội kiến thức tổng quan về người nghèo đói và các vấn đề liên quan đến người dân tộc thiểu số; Một số vấn đề khó khăn người nghèo và người dân tộc thiểu số thường gặp phải; Và ứng dụng phương pháp công tác xã hội trợ giúp người nghèo và người dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin, nguồn lực, chương trình, chính sách xã hội và dịch vụ xã hội góp phần đảm bảo quyền và lợi ích của nhóm đối tượng yếu thế cũng như xây dựng và phát triển hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.

17. Công tác xã hội trong trường học (2TC – môn học tự chọn, giảng dạy vào năm thứ 4 cho cử nhân công tác xã hội)

Môn học trang bị sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội kiến thức tổng quan về công tác xã hội trong trường học; Một số lý thuyết ứng dụng trong công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe trường học; Một số đặc điểm tâm lý chung của học sinh trong trường học; Và ứng dụng các phương pháp can thiệp công tác xã hội trường học trong trợ giúp học sinh, gia đình học sinh, giáo viên và nhà trường giải quyết các vấn đề khó khăn về tâm lý – xã hội. Qua đó góp phần giúp học sinh, giáo viên có được môi trường học tập tốt và nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục hiệu quả.

18. Công tác xã hội trong chăm sóc giảm nhẹ với người bệnh ung thư (2TC – môn học tự chọn, giảng dạy vào năm thứ 4 cho cử nhân công tác xã hội)

Môn học trang bị cho sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội những kiến thức tổng quan về đặc điểm tâm sinh lý của người bệnh ung thư; một số vấn đề khó khăn và nhu cầu cơ bản của người bệnh ung thư; và ứng dụng một số phương pháp và kỹ năng của công tác xã hội trong việc chăm sóc giảm nhẹ với người bệnh ung thư.

19. Thực tập tốt nghiệp (6TC – môn học tự chọn, giảng dạy vào năm thứ 4 cho cử nhân công tác xã hội)

Chương trình thực tập tốt nghiệp 3 giai đoạn với nhiệm vụ cụ thể mà sinh viên phải thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên: Phần đầu, sinh viên được hướng dẫn cụ thể những nội dung kiến thức và những yêu cầu đối với sinh viên khi đi thực tập tốt nghiệp.  Phần hai, sinh viên vận dụng những kiến thức, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp vào việc giải quyết các vấn đề của cá nhân, nhóm yếu thế tại các cơ sở thực tập. Phần cuối cùng, sinh viên phải trình bày kết quả thực tập tại cơ sở thực tập và hoàn thiện báo cáo thực tập tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn, đánh giá của giảng viên và kiểm huấn viên.